Du lịch Đà Nẵng - Các lễ hội nổi tiếng
Bên cạnh các lễ hội truyền thống như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội đình
làng An Hải , Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ,... Đà Nẵng còn có
nhiều lễ hội mang hơi thở hiện đại như lễ hội pháo hoa Đà Nẵng,... Chạy dài
theo suốt lịch sử, có những lễ hội có
nét độc đáo riêng biệt của thành phố Đà Nẵng như Lễ rước Mục đồng - lễ hội dành
riêng cho những đứa trẻ chăn trâu. Đi du lịch Đà Nẵng bạn sẽ có cơ hội được hòa mình vào những lễ hội hiện đại cũng
như truyền thống ở nơi đây.
1.
Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng
Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng là
một lễ hội quy mô lớn, được tổ chức tại Đà Nẵng từ năm 2008, sau thành công của
năm đầu tiên, cho đến bây giờ, lễ hội được tổ chức thường niên, thu hút lượng
đông đảo người dân địa phương cũng như du khách. Lễ hội pháo hoa được
tổ chức trong 2 ngày liên tiếp thường
vào dịp tháng 3, nhằm kỷ niệm ngày thành phố Đà Nẵng được giải phóng, hay vào dịp 30 tháng 4 và 1 tháng 5.
Lễ hội có sự tham gia nhiệt
tình của các đội pháo hoa lớn đến từ nhiều quốc gia lớn trên thế giới, bên cạnh lễ hội pháo hoa có các
hoạt động đi kèm như Lễ hội ẩm thực, Đêm biểu diễn ca nhạc lớn, triễn lãm
tranh…
Khách du lịch đi tour Đà Nẵng 3 ngày vào dịp này rất
đông đảo. Hơn 200 khách sạn lớn trong
thành phố như: khách sạn Bamboo Green Central, Fusion Maia Đà Nẵng , Furma
resort, … cùng với 172 nhà nghỉ lớn nhỏ và 10 nhà khách. Khoảng 11.890 phòng
nghỉ đều đã kín chỗ từ tháng trước thời điềm lễ hội pháo hoa được tổ chức.
2.
Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ
hội Quán Thế Âm được tổ chức thường niên tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, Đà
Nẵng. Được tổ chức lần đầu vào năm 1960, vào thời điểm khánh thành bức
tượng Bồ Tát Quán Thế Âm tại động Hoa Nghiêm thuộc ngọn núiThuỷ Sơn. hai năm
sau, lễ hội được tổ chức trong khuôn khổ dịp khánh thành chùa Quan Âm, động
Quan Âm. Đây chính là nơi được phát hiện ra một khối thạch nhũ khác thường, với
hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.
Lễ
hội Quán Thế Âm được coi là một lời nguyện cầu cho sự an lành, cầu cho mưa thuận gió hòa. Đây cũng
là dịp để cho mọi người, từ ngừoi dân bản địa cho tới khách du lịch được hòa mình
trong không khí hội hè sôi nổi, được chìm đắm trong vẻ đẹp bản sắc văn hóa dân
tộc để hướng tới một lối sống tốt đẹp hơn. Hằng năm, vào ngày
19.2 Âm lịch, lễ hội Quán Thế Âm
lại được tổ chức ngày càng rộng lớn về quy mô, phong phú về nội dung và hấp dẫn
hơn về hình thức.
Thông thường, Lễ hội Quán
Thế Âm thường diễn ra trong 3 ngày, được chia thành hai phần rõ rệt là phần lễ
và phần hội.
* Phần lễ:
Phần lễ của lễ hội Quán Thế Âm Mang màu đậm màu sắc lễ
nghi của Phật Giáo.
- Lễ rước ánh sáng: Lễ rước ánh sáng thường được tổ chức vào buổi
tối ngày 18. Lễ gồm có nhiều hoạt động như múa lân, múa rồng, rước đuốc, rước
kiệu,... nhằm cầu mong ánh sáng Phật giáo sẽ soi tỏ con đường cho chúng sinh.
Mà trong Phật giáo, ánh sáng được coi là biểu tượng của trí tuệ, khi trí tuệ được
sáng thì tâm và đức cũng trong sáng trong sáng, sẽ tu nhân tích đức, làm nhiều
việc thiện từ đó có nhân quả vẹn toàn.
- Lễ khai kinh: Lễ khai kinh thường diễn ra vào lúc sáng sớm của
ngày 19. Lễ khai kinh được coi là lễ cầu cho thái bình thịnh trị, quốc thái dân
an, chúng sinh hạnh phúc.
- Lễ trai đàn chẩn tế: Lễ
trai đàn chẩn tế thường diễn ra vào buổi sáng ngày 19 nhằm cầu siêu và cúng
thập loại chúng sinh. Trước khi Lễ trai đàn chẩn tế diễn ra, đồng bào phật tử thường
sẽ gửi danh sách người thân đã khuất của mình đến nhà chùa để tiến hành làm lễ
cầu siêu. Lễ trai đàn chẩn tế diễn ra rất trang trọng, ngừoi đứng ra làm lễ
nhất định phải là người có phẩm giới cao.
- Lễ rước tượng Quán Thế
Âm: Lễ rước tượng Quán Thế Âm thường diễn ra vào 10 giờ sáng ngày 19. Sau khi
các nghi lễ trên kết thúc, sẽ có bốn người khiêng kiệu tượng Phật bà đi trước,
đồng bào Phật tử đi sau với lòng thành tâm tôn kính. Kiệu được khiêng từ chùa
và đi đến sông Cầu Biện. Một chiếc thuyền được đậu sẵn trên chờ đón kiệu, sau
đó thuyền đi vòng quanh sông Cổ Cò.
Lễ rước tượng Quán Thế Âm được tổ chức nhằm cầu
nguyện cho ngư dân đi biển, đi làm ăn trên vùng sông nước nhiều nguy hiểm sẽ được
thuận lợi, bình an.
* Phần hội:
Phần Hội được xem là một
phần không thể thiếu của các lễ hội hiện đại cũng như truyền thống. Nếu đặt tour thăm quan Đà Nẵng vào dịp hội Quan
Thế Âm, bạn sẽ được tham dự những hoạt động văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao
bổ ích lí thú, lại mang đậm màu sắc dân tộc kết hợp với tính hiện đại. Phần hội
diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động như hội hoá trang, hội thi hát dân ca, hội
thi cờ, múa tứ linh,hoạt động thả đèn hoa sen
trên sông hay hát tuồng... Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa khác như
triển lãm thư pháp, tranh thủy mặc hay hội thi thuyết minh về Ngũ Hành Sơn, hội
thi nấu ăn chay...
Đà Nẵng còn rất nhiều lễ hội đặc sắc và nổi tiếng. Hãy đón đọc
phần 2 của bài viết để tìm hiểu về nét đẹp văn hóa Đà Nẵng cùng Hanoiskyteam
nhé!