Tham gia các lễ hội nổi tiếng khi du lịch Đà Nẵng
Đà
Nẵng được biết đến là thành phố biển với nhiều thắng cảnh nổi tiếng, văn hóa
lâu đời với những nét đẹp ẩm thực cùng ngừoi dân bản địa nồng hậu dễ mến. Bên
cạnh đó, Đà Nẵng còn là một thành phố lễ hội với nhiều lễ hội được tổ chức
quanh năm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về các lễ hội
nơi đây nhé.
3. Lễ hội làng An Hải
An Hải được biết đến là một
xã lớn, từng được mệnh danh là "Quảng Nam ngũ đại xã". Ngày nay, làng
An Hải được chia tách thành ba phường là phường An Hải Đông, phường An Hải Tây
và phường An Hải Bắc, trực thuộc quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Lễ hội làng An Hải được tổ chức thường niên vào ngày an tế, 10-8
âm lịch. Lễ hội đình làng An Hải diễn ra sôi nổi, thu hút nhiều người đến tham
gia nhằm mục đích nhắc nhở mọi người về một quá khứ oai hùng, hiển linh. Khách
du lịch đi tour Đà Nẵng 3 ngày vào
dịp này rất đông. Dù đã trải qua bao năm tháng hi sinh đẫm máu, tên đất - tên làng
vẫn vang vọng những hồi ức oanh liệt dũng cảm chiến đấu không chỉ của một vùng
đất mà còn là của cả một dân tộc.
Bị gián đoạn do chiến
tranh, cho đến năm 2000, lễ hội đình làng An Hải được khôi phục và tồ chức quy
mô để tưởng nhớ về một thời hào hùng ấy.
4.
Lễ hội làng Hòa Mỹ
Hàng năm, mỗi khi mùa xuân
về trên cành lá, làng Hòa Mỹ lại náo nức đón mừng dòng người từ khắp mọi miền
đất nước cũng như các nước bạn nô nức đổ về trẩy hội. Làng Hoà Mỹ được xuất
hiện trên bản đồ đất nước ta từ những năm 1825 (năm Minh Mạng thứ 5), nay thuộc
phố Hoà Mỹ, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Lễ hội được tổ chức thường
niên vào ngày 12/01 âm lịch, nhằm nhắc nhở con cháu về tinh thần “uống nước nhớ
nguồn”, đồng thời tiến hành kiểm điểm những việc đã làm được cũng như chưa làm
được trong một năm vừa qua và xây dựng định hướng để thực hiện trong năm tiếp theo. Tuy nhiên,
do chiến tranh kéo dài, việc tổ chức lễ
hội đã bị ngưng trệ một thời gian dài, cho đến tận năm 1994, lễ hội mới được
khôi phục và tổ chức trở lại.
Người dân bản địa cũng như
khách du lịch Đà Nẵng luôn luôn bị
hấp dẫn bởi các trò chơi thể dục thể thao dân gian như kéo co, đập om... không
khí sôi nổi, rất hội hè bao trùm khắp nơi. Mọi người có cơ hội để ngồi sát lại
bên nhau, cùng nhau sinh hoạt giao lưu văn hoá, cùng nhau trao đổi những kinh
nghiệm quý báu về nếp sống đẹp, nếp sống văn minh trong cuộc sống đời thường để
cùng giúp nhau hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn. Bên cạnh đó, các trích đoạn hát tuồng được thể hiện đan xen
giữa các các tiết mục biểu diễn văn nghệ ca múa nhạc kịch cũng là một sự kết
hợp hài hoà và thú vị giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại.
5.
Lễ Hội Cầu Ngư
Khi đi Đà Nẵng vào dịp tháng 3 âm lịch du khách sẽ không thể bỏ qua lễ hội Cầu Ngư của những ngư
dân nơi đây. Lễ hội diễn ra trong hai ngày, ngày đầu tiên là ngày lễ thường, ngày hôm sau mới là ngày lễ tế chính
thức. Trong hai ngày lễ, bàn thờ luôn luôn được trang hoàng một cách trang trọng.
Mỗi gia đình đều bày bàn hương án đầy ắp các thứ đồ dùng để lễ cúng. Những
chiếc tàu, thuyền lênh đênh trên biển đều rực rỡ đèn hoa. Mỗi làng chọn ra một
ban nghi lễ nhất định, thành phần đều gồm có các cụ cao niên, có tài có đức, có
uy tín và được mọi ngừoi kính nể mà không bị vướng phải tang chế. Sau đó là bài
văn tế khấn công đức Cá Ông và cầu mong được ban phước lành cho mùa đánh bắt hải
sản được bội thu, thuyền bè đánh bắt xa bờ đều an toàn trở về.
Hãy đón đọc phần ba của để tiếp tục tìm hiểu về các lễ hội truyền thống cũng như hiện đại của thành phố
Đà Nẵng nhé!