Cung cấp các thông tin du lịch cho du khách trong và ngoài nước, với những cảnh đẹp và kinh nghiệm khi đi du lịch

Được tạo bởi Blogger.

Lễ hội truyền thống đặc sắc Đà Nẵng

Trong hai phần trước, chúng ta đã nhắc tới những lễ hội vô cùng nổi tiếng của thành phố biển xinh đẹp Đà Nẵng. Trong phần ba của bài viết, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiều về Lễ hội Rước Mục Đồng mang đậm nét văn hóa của nơi đây.

7. Lễ hội Rước Mục Đồng
Lễ hội rước mục đồng lễ hội dành riêng cho trẻ chăn trâu từ xưa đến nay vẫn được tổ chức trang trọng ở làng Phong Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng. Nếu đi tour Đà Nẵng vào dịp tháng 3 âm lịch bạn sẽ được tham gia lễ hội sôi nổi này.
Đây là thời điểm vụ mùa đã kết thúc, cũng là lúc các công việc chuẩn bị tích cực cho lễ hội được bắt đầu. Đây cũng chính là thời điểm con cháu sinh sống cũng như du khách ở mọi miền tổ quốc được tụ hội về được đông đủ. 
Trước ngày lễ hội diễn ra, các mục đồng đã nhộn nhịp cầm cờ dạo quanh tất cả các cánh đồng để cầu mong mưa thuận gió hòa,  mùa màng tươi tốt. Sáng sớm ngày 30, lễ rước được tổ chức trang trọng ngay giữa đình thần.


Lễ được tổ chức từ  rạng sáng ở ngay giữa đình thần. Sau các thủ tục như thắp hương, khấn lễ, Trùm Mục sẽ trịnh trọng tiến vào hậu tẩm tiến hành  khấn vái, trịnh trọng  thỉnh bài vị của thần nông, tay nâng bài vị cao đến ngang mày rồi cung kính quỳ xuống đặt vào kiệu. Kiệu rước được  trang hoàng giống như kiệu rước thần, bố trí nóc kiệu có 4 mái, kiệu được trang hoàng bằng hoa đèn rực rỡ. Bốn mục đồng nhanh nhẹn được chọn để khiêng kiệu hướng vào chánh điện, theo sau là đoàn người cờ xí ngợp trời, xếp hàng ngay ngắn, chiêng chống rộn ràng. Tất cả mục đồng đồng loạt chắp hai tay vái ba cái rồi cả đám rước dài đông nghịt người diễu hành về Cồn Thần. Khi tới Cồn Thần, kiệu thần được cẩn trọng hạ xuống. Trùm Mục trịnh trọng quỳ bên trên chiếc chiếu hoa, ngửa mặt lên trời mà. Sau khi khấn hồi lâu, Trùm Mục tung hai đồng tiền vào một cái đĩa nhỏ trước mặt. Nếu như một đồng sấp, một đồng ngửa nghĩa là thần đã hiển linh! Khi đó sẽ có một hồi sênh vang dội nổi lên, tiếp đó đến ba hồi chiêng trống. Tiếp theo là hòa tấu, hợp tấu của nhiều nhạc cụ như trống cơm, phường bát âm sẽ cùng nhau tấu lên được những âm điệu vô cùng rộn rã và vui vẻ. Sau ba tiếng sênh được cất lên làm hiệu. Đoàn Mục Đồng đồng loạt reo đồng thanh vang trời sau đó sẽ cầm cờ đi theo vị Trùm Mục chạy loanh quanh tới  lui, quanh đi quẩn lại xung quanh một tảng đá trắng nằm giữa cồn thần. 
Sau đó, cả đám rước quay trở lại giữa đình thần với một lòng tôn kính và niềm tin là vị thần thiêng liêng đang hiển linh trên kiệu của mình.


Khi trời còn sáng tinh mơ, cả đám rước trở về đến đình làng. Tiếp theo đó là một lễ đặt bài vị và một lễ dâng cho vị thần vật cúng tế của dân làng. Trong khi lễ diễn ra, mọi người đều giữ được sự cung kính đối với các mục đồng. Lễ vật thường là xôi gà,  được bàytrịnh trọng  trên chiếu hoa được trải khắp ba gian đình, mọi ngừoi ai cũng đều tin rằng lòng thành kính của mình sẽ được thần mục chứng giám, ban phát phước lành, cho mưa thuận gió hòa để đồng ruộng được tốt tươi, mùa màng được bội thu.
Đà Nẵng ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập phương, vừa bởi các thắng cảnh tươi đẹp, vừa bởi ẩm thực độc đáo thơm ngon, bởi con người thân thiện chân chất, mà cũng bởi Đà Nẵng là thế giới của Lễ Hội, với bề dày lịch sử  lâu đời, được truyền lại, tiếp thu và lưu giữ qua hàng nghìn năm, một tour du lịch Đà Nẵng sẽ là một cơ hội tốt để bạn có thể tìm hiểu về lịch sử Đà Nẵng qua các lễ hội nói riêng và nước ta nói chung.