Cung cấp các thông tin du lịch cho du khách trong và ngoài nước, với những cảnh đẹp và kinh nghiệm khi đi du lịch

Được tạo bởi Blogger.

Vẻ đẹp của những ngọn núi lửa ở Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến là một đất nước có  nhiều núi lửa nhất châu Á. Những ngọn núi lửa tạo cho Nhật Bản một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng là nguyên nhân gây ra không ít thiên tai. Nhiều ngọn núi lửa đến nay vẫn còn đang hoạt động. Khi đi tour du lịch Nhật Bản 6 ngày, bạn có thể đến thăm những ngọn núi lửa này.

1.  Núi lửa Aso
Aso là một ngọn núi lửa còn đang hoạt động lớn nhất tại Nhật Bản  nằm tại quận Kumamoto thuộc Kyushu. Núi lửa Aso có chu vi miệng núi lửa là 120 km. Núi lửa Aso cũng là một trong những ngọn núi lửa lâu đời nhất trên thế giới. Vụ phun trào của nó vào 90.800 năm trước đã phát tán tới 600 km khối dung nham và mảnh vụn đất đá.
Núi lửa Aso gồm năm ngọn núi là: Mt. Neko, Mt. Taka, Mt. Naka (Naka-dake), Mt. Eboshi và Mt. Kishima. Trong năm tổ hợp núi ấy, chỉ có ngọn núi  Naka-dake là miệng núi lửa duy nhất còn hoạt động. Vụ phun trào mới nhất của núi Aso là vào năm 2009 và năm 2011 đã khiến khói trắng liên tục thoát ra từ miệng núi lửa chứa đầy nước khổng lồ. 


2. Núi lửa Phú Sĩ
NúiPhú Sĩ nằm trên đảo Honshu. Đây là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản với 3776m và được xem như một trong những biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Núi Phú Sĩ đã phải trải qua bao lần thức giấc, bùng nổ và thay đổi hình dạng để có được một hình dáng hùng vĩ như bây giờ. Hơn 300 năm nay, núi Phú Sĩ  không còn hiện tương phun trào. Trước kia, cứ khoảng 30 năm, núi Phú Sĩ lại  phun trào một lần. Thế nhưng,  từ lần phun trào cuối cùng  năm 1707, cho đến nay, ngọn núi lửa đã ngưng phun trào. 
Năm 1707 đã xảy ra thảm họa phun trào núi Phú Sĩ kéo dài suốt 2 tuần lễ khiến  tro bụi của trận phun trào này phủ lên khu vực xung quanh một màu xám xịt và lan tới cả những thành phố cách đó 100km. Với chu vi miệng núi rộng tới  3.000m, sâu 237m, nếu như núi lửa Phú Sĩ thức giấc và phun trào đó sẽ là vụ phun trào gây nguy hại đến nhiều người. Nếu Phú Sĩ phun trào, sẽ có khoảng 6.130.000 mét khối tro sẽ rơi xuống các khu dân cư và để dọn sạch được lớp tro bụi này, cần đến bảy trăm ngàn chuyến xe tải với trọng tải 10 tấn mới có thể dọn hết được.


3.  Núi lửa Asama
Núi lửa Asama ở miền Trung đảo Honshu, một  hòn đảo chính của Nhật Bản. Đây cũng là một  điểm đến thu hút khách du lich Nhat Ban. Asama là núi lửa hoạt động nhiều nhất Honshu. Hầu như năm nào Asama cũng hoạt động. Vào  năm 1783, núi lửa Asama đã  phun trào lớn, gây ra nhiều đám cháy và  phá hủy một khu vực rộng lớn của Nhật Bản. Lượng tro bụi lớn do vụ phun trào  được thổi tung lên trên không bao phủ một vùng rộng lớn. Vụ phun trào lịch sử đó đã khiến cây cối khô cằn, đồng ruộng xác xơ...  và gây thiệt hại nghiêm trọng đến cư dân thành phố gây nên một nạn đói kéo dài tới 4 - 5 năm.  Vụ phun trào năm 1982 của Asama cũng gửi vào không trung một lượng lớn đất đá, tro bụi. Trong những năm gần đây, Asama có vài vụ phun trào nhỏ hơn. Năm 2003,  có ít nhất 4 đợt núi Asama phun trào. Lần hoạt động  gần  nhất của Asama là  vào ngày 2/2/2009, ngọn núi lửa cao 2.568m này đã bốc ngọn khói trắng cao tới 2.000m cùng lượng lớn tro bụi trải dài hàng km.


4.  Núi lửa Sakurajima
Sakurajima là một núi lửa mà bạn có thể ghé thăm khi đi tour Nhật Bản 5 ngày tới thành phố Kagoshima, Nhật Bản. Đây là một hòn đảo, năm 1914, đợt phun trào của ngọn núi này đã tạo ra những dòng dung nham khủng khiếp, kéo dài nhiều tháng và cuối cùng nối liền đảo với đất liền. Năm  1955, Sakurajima hoạt động liên tục.  Năm 2010 đã có một đợt phun trào khủng khiếp với hàng trăm những viên đá nung đỏ rực bắn lên trời ở độ cao hàng nghìn mét kèm theo những tia sét lóe sáng rực cả một góc trời.
Tháng 8/2013, ngọn núi lửa cao  hơn 1 ngàn năm này đã phun trào. Nó đã thổi bay một lượng lớn đất đá văng xa tới gần 2 ngàn  trong khi dòng dung nham dài 1km. Từ ngọn núi lửa Sakurajima những cột khói  tung lên với độ cao tới 5.000m đã  gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân trong khu vực.
5.  Núi lửa Oyama
Ngọn núi lửa Oyama vẫn đang hoạt động. Cứ trung bình 20 năm, ngọn núi lửa này lại hoạt động một lần. Tháng7/2000, ngọn núi lửa này đã có  một đợt phun trào dữ dội khiến toàn bộ 3.900 cư dân trên đảo buộc phải di tản trước thảm họa này. Đợt phun trào gần nhất của núi Oyama là vào năm 2005 buộc người dân sống trên đảo phải luôn đeo mặt nạ chống độc mọi lúc mọi nơi.